TP.HCM thí điểm quản lý hải quan tự động từ 1.1.2018,. Ngày 20.12, Cục Hải quan TP.HCM cho biết đang phối hợp cùng các doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho hàng sân bay gấp rút hoàn tất chuẩn bị để thực hiện thí điểm hệ thống quản lý hải quan tự động từ ngày 1.1.2018.


Việc thí điểm sẽ thực hiện tại 3 cảng biển và 1 kho hàng, gồm: Cảng Lotus, cảng SP-ITC, cảng ICD Phước Long, kho hàng SCSC.

Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn cho biết ngành hải quan đã triển khai thành công hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS giúp 99% tờ khai, kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) được thực hiện trên hệ thống điện tử. Tuy nhiên, khâu giám sát vẫn phải thực hiện thủ công.
Việc triển khai hệ thống quản lý hải quan tự động sẽ thay đổi căn bản phương thức quản lý, giám sát hàng hóa XNK tại cảng biển. Việc này giúp cải cách đơn giản hóa thủ tục hải quan, giảm thời gian thông quan, chi phí của doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý của cơ quan hải quan, nâng cao tính tuân thủ của doanh nghiệp, ngăn ngừa gian lận và buôn lậu…

Theo Phó cục trưởng phụ trách Cục Hải quan TP.HCM Đinh Ngọc Thắng, Hải quan TP.HCM là đơn vị đầu tiên tại phía nam được Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan chọn thí điểm thực hiện đề án này. Sau thời gian thí điểm, TP.HCM sẽ mở rộng tại các cảng biển, kho hàng còn lại.

Theo Báo Thanh Niên
Xuất khẩu gạo tăng mạnh, sẽ vượt xa năm 2016. Số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan cho thấy, tính từ đầu năm đến 15/12/2017, khối lượng xuất khẩu gạo cả nước ta đã đạt 5,66 triệu tấn, giá trị gần 2,6 tỷ USD.
Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái, khối lượng xuất khẩu đạt 4,68 triệu tấn và giá trị 2,1 tỷ USD. Và cả năm 2016, xuất khẩu gạo chỉ đạt 4,9 triệu tấn và trị giá 2,2 tỷ USD.
xuat khau gao tang manh, se vuot ca nam 2016 hinh 1
Kết quả xuất khẩu gạo năm 2017 cao hơn năm 2016 (ảnh minh họa: KT)
Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, khối lượng xuất khẩu gạo năm nay đã tăng 20,9%, còn giá trị tăng 23,8%. Đến thời điểm hiện tại, cả khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo đã vượt cả năm ngoái. 
Có thể thấy đây là một sự đột phá của ngành gạo nước ta. Trong đó, đáng chú ý là sự tăng trưởng mạnh về mặt giá trị thay vì sản lượng xuất khẩu như trước đây. Cơ cấu gạo xuất khẩu cũng tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực khi giảm mạnh ở phân khúc gạo cấp trung bình và cấp thấp; tăng mạnh ở dòng gạo cao cấp, có chất lượng và giá trị cao.
Tại Hội nghị quốc tế về thương mại gạo lần thứ 9 năm 2017 vừa được tổ chức tại Ma Cao (Trung Quốc), gạo ST24 của Việt Nam lọt Top đầu, xếp thứ 2 trong 3 loại gạo ngon nhất thế giới.
Hiện gạo của Việt Nam đã được xuất khẩu tới 132 thị trường trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất, chiếm khoảng 40% tổng khối lượng gạo xuất khẩu. Tiếp theo là Philippines, Malaysia, Ghana, ASEAN… 
Hơn nữa, giá gạo xuất khẩu của nước ta tăng từ 50 - 100 USD, lên mức hơn 470 USD/tấn gạo tùy loại. Sự thay đổi tích cực về mặt giá trị này của năm nay là cao nhất trong 5 năm trở lại đây. 
Giới phân tích dự báo, với những tín hiệu tích cực của thị trường, khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2017 có thể cán mốc 6 triệu tấn, giá trị có thể đạt và vượt 2,6 tỷ USD.
TheoVOV
Nhập khẩu ô tô bất ngờ ồ ạt về Việt Nam. Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải Quan, trong nửa đầu tháng 12/2017 đã có 7.048 xe ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam. Ước tính lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 12 tăng hơn 100% so với cùng kỳ tháng trước (3.496 xe). Với trị giá hơn 192 triệu USD nhập khẩu ô tô trong nửa đầu tháng 12/2017 kim ngạch nhập khẩu ô tô trong nước đã cán mốc 2 tỷ USD. Như vậy, lượng ô tô nhập khẩu tăng đột biến so với cùng kỳ tháng trước.

Lượng ô tô con được nhập khẩu về trong nửa đầu tháng 12 cũng tăng đột biến. Theo đó, trong nửa đầu tháng 12 đã có gần 1.000 xe ô tô con được nhập khẩu tăng hơn 300% so với cùng kỳ tháng trước (325 xe). Đây cũng là một thông tin đặc biệt khi trong những tháng gần đây lượng ô tô nguyên chiếc nhất là xe con sụt giảm rất mạnh. Lũy kế từ đầu năm, cả nước đã nhập khẩu 90.611 xe ô tô nguyên chiếc các loại trong đó xe ô tô con dưới 9 chỗ chiếm gần 40% (35.977 xe).
Nhu cầu mua sắm ô tô trong nước đang tăng cao, việc bổ sung thêm nguồn cung xe nhập khẩu vào thời điểm này sẽ giúp thị trường ô tô cuối năm thêm ổn định.Nguồn cung xe nhập khẩu gia tăng lúc này sẽ tránh được việc "kênh giá" hay mua xe "bia kèm lạc" trong những ngày vừa qua.

Nguồn : Báo Giao Thông

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài. Ban hành tại Quyết định 2628/QĐ-BTC ngày 9/12/2016.




1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Nộp, xuất trình Phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập theo quy định về pháp luật kế toán trong đó có ghi cụ thể hàng hóa xuất kho của từng tờ khai nhập kho.
- Bước 2: Cập nhật thông tin hàng hóa nhập kho ngoại quan vào phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất kho ngoại quan của chủ kho ngoại quan và gửi đến Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan.
- Bước 3: Thực hiện khai vận chuyển độc lập đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Bước 4: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan và xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên hệ thống
2. Cách thức thực hiện: Thực hiện trên hệ thống thông quan điện tử, tại trụ sở cơ quan hành chính
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ: Phiếu xuất kho do doanh nghiệp lập: 01 bản chụp.
* Số lượng: 01 bộ.
4. Thời hạn giải quyết: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan năm 2014.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, Tổ chức
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
-  Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không.
-  Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;
-  Cơ quan phối hợp (nếu có): Không.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận hàng hóa đã qua khu vực giám sát trên Hệ thống.
8. Phí, lệ phí: hàng hóa gửi kho ngoại quan thu lệ phí làm thủ tục hải quan một lần khi làm thủ tục nhập kho, khi xuất kho không thu; mức thu là 20.000 VNĐ/tờ khai.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không quy định.
10. Yêu cầu, điều kiện thực thi thủ tục hành chính: 
Hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài chỉ được xuất qua các cửa khẩu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Công Thương .
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;
- Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm soát Hải quan;
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư số 106/2016/TT-BTC ngày 29/6/2016  của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất, nhập xăng dầu, nguyên liệu để pha chế xăng dầu và hoạt động pha chế chuyển đổi chủng loại xăng dầu tại kho ngoại quan xăng dầu (đối với mặt hàng xăng dầu thì thực hiện thêm Thông tư này).

Bài viết liên quan :

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu


Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu. Ban hành tại Quyết định số 2770/QĐ-BTC ngày 25/12/2015
1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người khai hải quan thực hiện việc khai báo hải quan và xuất trình hồ sơ hải quan (nếu có), xuất trình thực tế hàng hoá (nếu có) cho cơ quan hải quan.

- Bước 2: Công chức hải quan thực hiện việc thông quan hàng hoá cho người khai hải quan.

2. Cách thức thực hiện: Điện tử

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ:

a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC;

b) Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.

Trường hợp chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng được người bán chỉ định nhận hàng từ nước ngoài thì cơ quan hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán tại Việt Nam phát hành cho chủ hàng.

Người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại trong các trường hợp sau:

b.1) Người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên;

b.2) Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài, người khai hải quan khai giá tạm tính tại ô “Trị giá hải quan” trên tờ khai hải quan;

b.3) Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn và người mua không phải thanh toán cho người bán, người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định trị giá hải quan.

c) Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.

Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn;

d) Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần;

đ) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.

Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ nêu trên nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan;

e) Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

g) Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường hợp sau:

g.1) Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;

g.2) Hàng hoá thuộc diện do Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;

g.3) Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch thuế quan;

g.4) Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trường hợp theo thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa của người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì cơ quan hải quan chấp nhận các chứng từ này.

* S lượng h sơ: 01 b

4. Thời hạn giải quyết:         

- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 23 Luật Hải quan)

- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:

+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;

+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan;

Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.

Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan

b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không có

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): Không có

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định thông quan.

8. Phí, lệ phí: 20.000 đồng

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: 

- Tờ khai hải quan (theo Phụ lục III, Phụ lục IV Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính);

Tờ khai trị giá (theo Phụ lục III Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính)​.

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội;

- Lut Giao dch đin t s 51/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Nghị định số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính;

Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

- Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực Hải quan.

Nguồn : Hải quan Việt Nam

LIEN ANH CORP

DỊCH VỤ

Vận tải đường biển

Dịch vụ khai hải quan

Gửi hàng nhanh

Tư vấn xuất nhập khẩu

Cơ hội giao thương

Cơ hội giao thương

Blog Archive

Vận chuyển hàng không

Arena Seaside Cam Ranh-Khu nghỉ dưỡng 5* Bãi Dài

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

HOTLINE / ZALO
0932 706 990

TƯ VẤN
0903 687 383

Email
thonglv@lienanhcorp.com

VẬN CHUYỂN HÀNG NHANH

DỊCH VỤ HẢI QUANH NHANH